Các phái bộ ngoại giao đến châu Âu Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ

Trích bức thư bằng chữ Duy Ngô Nhĩ-Mông Cổ của A Lỗ Hồn gửi Philip IV vào năm 1289. Trong thư có đề cập đến Rabban Bar Sauma. Con dấu là của Đại Hãn ghi bằng chữ Hán: "辅国安民之宝", có nghĩa là "Con dấu của người đứng đầu Nhà nước và người mang lại hòa bình cho Nhân dân". Lá thư này lấy từ Viện lưu trữ quốc gia Pháp

Rabban Bar Sauma là người Duy Ngô Nhĩ theo Cảnh giáo sinh ra ở Trung Đô (sau này là Khanbaliq hoặc kinh đô Bắc Kinh của Nhà Kim do người Nữ Chân lãnh đạo).[120][121] Năm 1287, ông được cử đến châu Âu với tư cách là đại sứ cho A Lỗ Hồn, người cai trị Hãn quốc Y Nhi và là cháu trai của Hốt Tất Liệt.[122] Tiền nhiệm Markos là Isa Kelemechi, một người Assyria theo Cảnh giáo phục vụ cho triều đình Hốt Tất Liệt với công việc là quan thiên văn ở Khanbaliq.[123][124] A Lỗ Hồn từng cử diện kiến Giáo hoàng Honorius IV vào năm 1285.[122][125] Ở thập kỷ trước đó, Bar Sauma lúc đầu dự định hành hương qua Cam TúcHòa Điền (ở Tây Bắc Trung Quốc) đến Jerusalem, nhưng cuối cùng lại dành thời gian ở ArmeniaBaghdad để tránh vướng vào các cuộc xung đột vũ trang gần đó.[120] Ông có đi cùng với một tín đồ Cảnh giáo người Duy Ngô Nhĩ khác tên Rabban Markos. Markos là thượng phụ của Giáo hội Cảnh giáo khuyên A Lỗ Hồn nên để cho Bar Sauma dẫn đầu phái đoàn ngoại giao đến châu Âu.[120][126]

Bar Sauma là người nói tiếng Trung, tiếng Ba Tưtiếng Duy Ngô Nhĩ cổ. Ông đi cùng với một nhóm cộng sự người Ý làm nghề biên dịch viên và với những người châu Âu giao tiếp với ông bằng tiếng Ba Tư.[127] Bar Sauma được biết đến là người đầu tiên du hành từ Trung Quốc đến châu Âu. Mục đích ông đến đó là để hội họp với Hoàng đế Đông La Mã Andronikos II Palaiologos, Philippe IV của Pháp, Edward I của AnhGiáo hoàng Nicholas IV (kế vị không lâu sau khi Giáo hoàng Honorius IV qua đời) nhằm thành lập liên minh chống lại Vương quốc Hồi giáo Mamluk.[120][128][129] Nhà sử học Edward N. Luttwak mô tả việc triều đình hoàng đế Andronikos II được đoàn sứ giả Cảnh giáo viếng thăm giống như "nhận thư từ sui gia ở Bắc Kinh," vì Hốt Tất Liệt là cháu trai của Thành Cát Tư Hãn và Andronikos có hai chị em cùng cha khác mẹ kết hôn với chắt của Thành Cát Tư Hãn.[130] Khi đi xa hơn về phía tây, Bar Sauma chứng kiến một trận thủy chiến giữa các dòng Angevin với Vương quốc Aragon tại Vịnh Napoli ở Ý vào tháng 6 năm 1287. Lúc này Bar Sauma đang ở với Charles Martel thành Anjou khi cha ông là Charles II của Napoli lúc bấy giờ bị giam cầm ở Aragon (nay thuộc Tây Ban Nha).[131] Bên cạnh mong muốn được chứng kiến các điểm đến, nhà thờ và di tích Kitô giáo, Bar Sauma cũng thể hiện sự quan tâm đến giáo dục đại học và chương trình giảng dạy ở Paris. Điều mà nhà sử học Morris Rossabi cho rằng nó thật kỳ lạ nếu xét từ quan điểm của ông và các nền giáo dục như Madrasa ở Hồi giáo Ba Tư và Nho giáo ở Trung Quốc.[132] Mặc dù Bar Sauma đã cố gắng đảm bảo cho cuộc hội kiến giữa các nhà lãnh đạo thành công tốt đẹp, đồng thời chuyển thông điệp của họ đến A Lỗ Hồn nhưng không có bất kỳ vị vua Kitô giáo nào thực sự cam kết liên minh trọn vẹn với Mông Cổ.[120]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ http://www.startribune.com/entertainment/art/79576... http://www.fordham.edu/halsall/eastasia/romchin1.h... http://nrs.harvard.edu/urn-3:hlnc.essay:YangJ.Hell... http://depts.washington.edu/uwch/silkroad/texts/we... http://www.christusrex.org/www1/ofm/fra/FRAht04.ht... http://www.doaks.org/publications/doaks_online_pub... //doi.org/10.1017%2F9781316335567.004 http://www.fides.org/en/news/25844-ASIA_CHINA_Fran... http://www.newadvent.org/cathen/03669a.htm //www.worldcat.org/issn/0307-1235